Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2011

GIỚI THIỆU VỀ MÔN HỌC MẠNG THÔNG TIN

CHƯƠNG I: CÁC KHÁI NIỆM VỀ MẠNG MÁY TÍNH

MẠNG MÁY TÍNH:
      Mạng máy tính hay hệ thống mạng(tiếng Anh:computer network hay network system) , Được thiết lập khi có từ 2 máy vi tính trở lên kết nối với nhau để chia sẽ tài nguyên: máy in, máy fax, tập tệp tin, dữ liệu,.....

               





CÁC MÔ HÌNH MẠNG MÁY TÍNH:
   Một máy tính trên mạng có thể thuộc một trong ba loại như sau:
- Máy trạm (Client): Không cung cấp tài nguyên mà chỉ sử dụng tài nguyên từ mạng.
- Máy chủ (Server): Cung cấp tài nguyên và các dịch vụ cho các máy trên mạng.
- Peer : Sử dụng tài nguyên và đồng thời cũng cung cấp tài nguyên cho mạng.
Dựa vào cách mà các máy tính được nối vào mạng cũng như cách mà chúng tương tác với mạng và với nhau, mạng máy tính được chia làm ba mô hình cơ bản như sau:
- Mô hình trạm-chủ (Client-Server): Các máy trạm được nối với các máy chủ, nhận quyền truy nhập mạng và tài nguyên mạng từ các máy chủ. Đối với Windows NT các máy được tổ chức thành các miền (domain). An ninh trên các domain được quản lý bởi một số máy chủ đặc biệt gọi là domain controller. Trên domain có một master domain controller được gọi là PDC (Primary Domain Controller) và một BDC (Backup Domain Controller) để đề phòng trường hợp PDC gặp sự cố.


- Mô hình mạng ngang hàng (Peer-to-Peer)       
    Mô hình này không có máy chủ, các máy trên mạng chia sẻ tài nguyên không phụ thuộc vào các máy khác trên mạng. Mạng ngang hàng thường được tổ chức thành các nhóm làm việc workgroup. Mô hình này không có quá trình đăng nhập tập trung, nếu đã đăng nhập vào mạng bạn có thể sử dụng tất cả tài nguyên trên mạng. Truy cập vào các tài nguyên phụ thuộc vào người đã chia sẻ các tài nguyên đó, do vậy bạn có thể phải biết mật khẩu để có thể truy nhập được tới các tài nguyên được chia sẻ.




- Mô hình lai (Hybrid)
         Mô hình này là sự kết hợp giữa Client-Server và Peer-to-Peer. Phần lớn các mạng máy tính trên thực tế thuộc mô hình này.
        Trong các mô hình mạng nói trên, mỗi mô hình có những ưu, nhược điểm riêng đối với từng chỉ tiêu đánh giá như: tính bảo mật thông tin, sự cài đặt, khả năng mở rộng mạng




PHÂN LOẠI MẠNG MÁY TÍNH:

- Mạng cục bộ - LAN (Local Area Network)
        Là mạng thường được lắp đặt trong các công ty, cơ quan. Bán kính tối đa giữa các máy trạm là dưới 1km, với số lượng máy trạm từ vài chục đến vài trăm máy (Thông thường dưới 100 máy).




- Mạng thành phố - MAN (Metropolitan Area Network)
        Là mạng được lắp đặt trong phạm vi một đô thị hoặc một trung tam kinh tế xã hội có bán kính hàng trăm km, số lượng máy trạm có thể lên tới hàng nghìn, đường truyền có thể sử dụng cơ sở hạ tầng của viễn thông (Đường điện thoại, cáp truyền hình).



- Mạng diện rộng - WAN (Wide Area network)
        Là mạng thường đươc lắp đặt trong phạm vi một quốc gia, hoặc như mạng internet phục vụ các công ty lớn, ngành kinh tế có bán kính rộng lớn, có thể liên kết nhiều mạng LAN, MAN. Đường truyền có thể sử dụng cơ sở hạ tầng viến thông.



- Mạng toàn cầu - GAN (Global Area Network)
        Là mạng có thể trải rộng trong nhiều quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế xã hội cho những công ty siêu quốc gia hoặc nhóm các quốc gia. Đường truyền có thể sử dụng cơ sở hạ tầng viễn thông. Mạng internet là một mạng GAN.

PHÂN LOẠI MẠNG MÁY TÍNH:
- Mạng Bus: mạng hình trục, tất cả các trạm phân chia 1 đường truyền chung (bus). Đường truyền chính được giới hạn hai đầu bằng hai đầu nối đặc biệt gọi là terminator. Mỗi trạm được nối với trục chính qua một đầu nối chữ T (Tconnector) hoặc một thiết bị thu phát ( transceiver)



- Mạng Ring: Mạng hình vòng, tín hiệu được truyền đi trên vòng theo một chiều duy nhất. Mỗi trạm của mạng được nối với vòng qua một bộ chuyển tiếp ( repeater) do đó cần có giao thức điều khiển việc cấp phát quyền được truyền dữ liệu trên vòng mạng cho trạm có nhu cầu.



- Mạng Star: Mạng hình sao, tất cả các trạm được kết nối với một thiết bị trung tâm có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ các trạm và chuyển đến trạm đích. Độ dài đường truyền nối một trạm với thiết bị trung tâm bị hạn chế ( trong vòng 10m với công nghệ hiện nay )



- Mạng Mesh: Mỗi máy tính có một đường truyền riêng kết nối đến từng máy tính trong mạng.




- Mạng hỗn hợp: Là loại mạng kết hợp các kiểu

CHƯƠNG II: INTERNET VÀ CÁC DỊCH VỤ THÔNG TIN

CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
* Lịch sử hình thành và phát triển của mạng internet:
        Tiền thân của mạng Internet ngày nay là mạng ARPANET. Cơ quan quản lý dự án nghiên cứu phát triển ARPANET thuộc bộ quốc phòng Mỹ liên kết 4 địa điểm đầu tiên vào tháng 7 năm 1969           
        Khoảng năm 1974, thuật ngữ “Internet” xuất hiện đầu tiên. Năm 1983, giao thức TCP/IP chính thức được coi như một chuẩn đối với ngành quân sự Mỹ và tất cả các máy tính nối với ARPANET phải sử dụng chuẩn mới này. Năm 1984, ARPANET được chia thành 2 phần: Phần thứ nhất vẫn được gọi là ARPANET, dành cho việc nghiên cứu và phát triển; Phần thứ hai được gọi là MILNET, là mạng dùng cho các mục đích quân sự.
        Giao thức TCP/IP ngày càng thể hiện rõ các điểm
mạnh của nó, quan trọng nhất là khả năng liên kết các mạng khác với nhau một cách dễ dàng.
        Mốc lịch sử quan trọng của internet được  xác lập vào giữa thập niên 1980 khi tổ chức khoa học quốc gia Mỹ NSF thành lập mạng liên két các trung tâm máy tính lớn với nhau gọi là NSFNET.
        Sự hình thành mạng xương sống của NSFNET là những mạng vùng khác đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của Internet.
        Với khả năng liên kết như vậy, internet đã trở thành một mạng lớn nhất trên thế giới, mạng của các mạng, xuất hiện trong mọi lĩnh vực thương mại, chính trị, quân sự, nghiên cứu, giáo dục… Cũng từ đó, các dịch vụ trên internet không ngừng phát triển.
        Năm 1991, xuất hiện của WWW. Có thể nói đây là một cuộc cách mạng trên internet vì người ta có thể truy cập, trao đổi thông tin một cách dễ dàng.
        Năm 1994, NIST đề nghị thống nhất dùng giao thức TCP/IP. WWW đã trở thành dịch vụ phổ biến thứ 2 sau dịch vụ FPT.
        Các ISP (Internet Service Provider) là nhà cung cấp dịch vụ internet.
        Ngày 19/11/1997, internet chính thức xuất hiện tại Việt Nam, đăt dưới sự quản lý duy nhất của VNPT.

* Tên miền (domain)
        Mục đích chính của tên miền là để cung cấp một hình thức đại diện, hay nói cách khác, dùng những tên dễ nhận biết, thay cho những tài nguyên internet mà đa số được đánh địa chỉ bằng số.
Theo định nghĩa (RFC 1034,được cập nhật bằng RFC 1123), tên miền được tạo thành từ các nhãn không rỗng phân cách nhau bằng dấu chấm (.); những nhãn này giới hạn ở các chữ cái ASCII từ a đến z, chữ số từ 0 đến 0 và dấu gạch ngang (-). Chiều dài của nhãn nên trong khoảng từ 1 đến 63 và tổng chiều dài của một tên miền không được vượt quá 255.
Ký tự gạch dưới thường được sử dụng để đảm bảo bằng một tên miền không bị nhận lầm là một hostname.
người đăng ký tên miền thường được gọi là chủ tên miền, việc một người đăng ký một tên miền không phải là người sỡ hữu hợp pháp các tên đó, mà chỉ là độc quyền sử dụng nó mà thôi.

CÁC PHẦN MỀM DUYỆT WEB:
          Là phần mềm ứng dụng cho phép người sử dụng xem và tương tác với các văn bản, hình ảnh, đoạn phim... Trình duyệt web đọc định dạng HTML để hiển thị...

CÁC DỊCH VỤ TRUYỀN THÔNG TRÊN INTERNET:
* Dịch vụ thư điện tử:
        Sử dụng YahooMail.
        Sử dụng Google Site.
        Sử dụng Google Blogger.
* Dịch vụ tìm thông tin:        
        Máy tìm kiếm thông tin hay còn được gọi với nghĩa rộng hơn là công cụ tìm kiếm...
        Từ khóa: Được hiểu như một tổ hợp các từ của một ngôn ngữ nhất định được sắp xếp hay quan hệ với nhau thông qua các biểu thức logic mà công cụ tìm kiếm hỗ trợ.
        Sử dụng yahoo.com tìm tin
        Sử dụng google.com tìm tin.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét